- VÁCH NGĂN VỆ SINH MFC LÕI XANH
- Mã sản phẩm:
- Giá:Liên hệ
- Lượt xem: 1727
Tấm MFC được sử dụng làm Vách ngăn vệ sinh MFC có cấu tạo đặc biệt so với các sản phẩm MFC khác với lõi có màu chấm xanh có khả năng chống chịu được môi trường ẩm ướt và có tính kháng nước cao. Đây là đặc điểm nhận biết của tấm MFC chịu ẩm. Bởi các chấm xanh thực chất là hóa chất chịu ẩm được trộn lẫn vào keo ép ngay khi sản xuất tấm. Còn bề mặt sản phẩm thì hoàn toàn giống nhau giữa 2 loại tấm.
MFC (Melamine faced chipboard) là một loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ các hạt gỗ liên kết bởi keo công nghiệp và được ép dưới áp suất cao. Bề mặt được phủ một lớp melamine chống xước, chống nước. Tấm MFC được sử dụng làm vách ngăn vệ sinh MFC hoặc trong sản xuất đồ nội thất như bàn, tủ, kệ...
Sử dụng tấm MFC làm vách ngăn vệ sinh là một trong những ứng dụng khá phổ biến của loại tấm này. Tuy nhiên, tấm MFC cần phải được làm tăng khả năng chống chịu trong môi trường ẩm, ướt bằng cách thay thế keo công nghiệp thường bằng keo xanh có tính kháng nước cao. Kết hợp với các loại nhôm hèm, nhôm U và biện pháp thi công phù hợp để cho ra sản phẩm vach ngan ve sinh MFC có tính kinh tế và giá trị sử dụng cao nhất.
Tấm MFC có 2 dạng:
*Dạng thông thường (dùng làm đồ bàn tủ nội thất văn phòng)
*Dạng chịu ẩm (dùng làm vách ngăn vệ sinh)thiết kế website ngành inox xây dựng trần gia digital
Tấm MFC được sử dụng làm vách ngăn vệ sinh MFC có cấu tạo đặc biệt so với các sản phẩm MFC khác với lõi có màu chấm xanh có khả năng chống chịu được môi trường ẩm ướt và có tính kháng nước cao. Đây là đặc điểm nhận biết của tấm MFC chịu ẩm. Bởi các chấm xanh thực chất là hóa chất chịu ẩm được trộn lẫn vào keo ép ngay khi sản xuất tấm. Còn bề mặt sản phẩm thì hoàn toàn giống nhau giữa 2 loại tấm.
Nếu biết phương pháp sử dụng, thì tấm MFC chịu ẩm có độ bền không thua kém sản phẩm compact. (Đơn giản chỉ là việc không để nước ngấm trực tiếp vào mép tấm, còn bề mặt thì nước hay hơi ẩm không thể ngấm qua) Các bạn vẫn có thể dễ dàng lau chùi bằng vải ẩm, nhưng không nên xối nước trực tiếp lên vách, bởi khi đó, nước sẽ tạo thành dòng và chảy xuống mép dưới của tâm và lưu giữ dọt nước tại đó đến khi bị ngấm và bay hơi hết.
Độ dày tấm tiêu chuẩn đi cùng phụ kiện inox chuyên dụng là 18mm. Độ bền cao trong môi trường oxy hóa cao và ẩm, chống các nấm mốc và vi khuẩn ăn bám nên an toàn cho sức khỏe, dễ lau chùi vệ sinh bằng các chất làm sạch trong nhà vệ sinh.
Sản phẩm vach ngan ve sinh MFC lõi xanh hiện tại đang được sử dụng rộng rãi bởi giá thành sản phẩm thấp hơn so với sản phẩm Vách ngăn vệ sinh compact HPL , nhưng vẫn đạt được mục đích về thẩm mỹ sản phẩm phù hợp tòa nhà văn phòng, các khu vệ sinh công cộng, khách sạn, hội trường.
Vách ngăn vệ sinh MFC sử dụng loại tấm dày 18mm, đi kèm theo là bộ phụ kiện Inox và hệ nhôm. Khi hoàn thiện vách có tổng chiều cao giao động từ 1970mm đến 2020mm tùy thuộc vào loại chân vách và độ dốc của mặt sàn.
Bộ phụ kiện Inox bao gồm: Chân tăng chỉnh, bản lề lò xo tự đóng, tay nắm, khóa, móc áo và ke góc. Các tấm vách mặt được liên kết nhờ hệ thống nhôm nóc. Liên kết giữa các tấm, giữa tấm với tường xây nhờ các ke góc. Nhôm nóc, nhôm U bọc và hèm cửa là nhôm định hình xuất xứ Việt Nam.
Bề mặt melamine có màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng. Kiểu bề mặt có thể lựa chọn bề mặt vân gỗ, mặt trơn hoặc mặt sần. Thông thường khi sử dụng làm vách ngăn wc cho các tòa nhà văn phòng, trường học, các trung tâm hội nghị, trung tâm mua sắm thì tấm MFC với bề mặt trơn màu ghi sáng thường hay được lựa chọn nhất. Bởi bề mặt trơn có khả năng chống bám bẩn, chùi rửa dễ dàng; màu ghi sáng cho cảm giác nhẹ nhàng, nhã nhặn rất phù hợp với tính chất văn phòng. Ở các khu vui chơi, các nhà hàng có thể lựa chọn các gam màu khác biệt cho vách ngăn vệ sinh MFC để thể hiện cá tính hoặc phù hợp với không gian chung. Với lớp melamine thì nước không thể ngấm vào thân tấm thông qua bề mặt được.
Tấm MFC cho dù đã được tăng cường bằng keo xanh nhưng cũng chỉ làm tăng tính chịu ẩm, làm giảm độ nở của tấm khi tiếp xúc với nước chứ không thể cho khả năng chịu nước tuyệt đối như tấm Compact được. Do vậy, để đảm bảo độ bền của tấm thì cần có các vật liệu hỗ trợ là nhôm U bọc và silicon. Ở tất cả các vết cắt của tấm đều được bo kín bằng nhôm U sau đó bơm tràn silicon. Như vậy là đã bịt kín con đường duy nhất mà nước có thể ngấm vào và phá hủy tấm. Với phương pháp thi công như vậy thì tuổi thọ của vách MFC được nâng lên rất nhiều mà vẫn không làm thay đổi thẩm mỹ tổng thể.
Với tất cả các phụ kiện là Inox nguyên chất thì sẽ không bao giờ có hiện tượng rỉ sét, tuy nhiên cần lưu ý sau khi sử dụng chất tẩy để làm vệ sinh thì cần xả lại lần cuối bằng nước sạch để rửa trôi hết các giọt chất tẩy bám lại trên phụ kiện.
* Tư vấn dành cho kiến trúc sư:
- Kích thước tấm được sử dụng là loại 2420 x 1830 x 18 mm. Chiều 1830 được sử dụng làm chiều cao dựng vách, chiều 2420 được sử dụng để chia các tấm ngăn phòng, cánh cửa và các tấm bạo. Giá thành 1 m2 vách ngăn liên quan trực tiếp đến lượng vật tư dư thừa (Ở đây là lượng tấm MFC). Do đó khi thiết kế cần chú ý đến cách chia tấm sao cho tiết kiệm nhất.
- Để đảm bảo tính thẩm mỹ cao nhất thì nên thiết kế đồng bộ khoảng chia gạch ốp lát và vị trí lắp vách vệ sinh.
- Trong trường hợp mặt bằng không vuông hoặc quá hẹp nên thiết kế sao cho diện tích bên ngoài và bên trong phòng có tỷ lệ phù hợp.
* Tư vấn dành cho chủ đầu tư:
- Về giá thành: Khi sử dụng tấm Compact hoặc tấm MFC làm phòng vệ sinh thì chi phí sẽ không cao như khi dùng tường xây truyền thống.
- Về thẩm mỹ và tính tiện dụng: Đương nhiên thẩm mỹ, tính hiện đại sẽ cao hơn. Tiết kiện diện tích hơn. Quá trình sử dụng sẽ dễ làm vệ sinh hơn do vách sử dụng chân nên có khoảng trống phía dưới.
- Tuổi thọ khi sử dụng tấm Compact là trên 10 năm, tấm MFC là trên 7 năm.
- Nếu kinh phí hạn hẹp thì nên sử dụng tấm MFC.
Ưu điểm của sản phẩm Vách ngăn vệ sinh MFC :
- Có thể chịu ẩm tốt, chống va đập.
– Chống mối mọt.
– Chống cháy.
– Chống trầy xước và sự tác động của hóa chất.
– Dễ dàng vệ sinh.
– Dễ dàng lắp ráp và tháo gỡ với các công cụ thông thường.
– Độ bền và có tính thẩm mỹ cao
– Tiết kiệm được thời gian thi công, nhẹ nên có thể giảm giá thành kết cấu chịu lực của công trình.
– Tiết kiệm được chi phí so với các sản phẩm cùng loại.